Tin tức
Chúng ta chịu ảnh hưởng bởi triết lý Phương Đông. Vậy các học thuyết tâm lý bắt nguồn từ Phương Tây có thật sự hiệu quả?
Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024
Chúng ta chịu ảnh hưởng bởi triết lý Phương Đông. Vậy các học thuyết tâm lý bắt nguồn từ Phương Tây có thật sự hiệu quả?
Tại Việt An (Trung tâm Tham vấn Tâm lý của chúng tôi), có thân chủ đặt ra một câu hỏi rất hay như sau:
“Chúng ta đang sống ở Việt Nam. Chúng ta là người phương Đông và chịu nhiều ảnh hưởng của Triết lý Phương Đông. Trong khi đó, nhiều học thuyết Tâm lý được nghiên cứu dựa trên các nền tảng khoa học Phương Tây, thì liệu rằng các ứng dụng Tâm lý cho người Việt có thật sự là mang lại lợi ích tích cực?”
Chúng tôi biết ơn người đã đặt ra câu hỏi đó và đã có dịp trả lời trực tiếp dựa trên nhiều bình diện lý giải nhưng điều được nhấn mạnh trong câu trả lời là sự thích nghi văn hoá.
Các học thuyết tâm lý trị liệu thường được nghiệm chứng với số mẫu đủ lớn trong sự cho phép của phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu trên độ đa dạng của mẫu về: tuổi, giới tính, tập quán, nơi sống,…. Dù rằng các học thuyết đã được đánh giá xuyên các nền văn hoá nhưng khi vận dụng vào những cảnh huống cụ thể vẫn phải được sàng lọc và thích nghi văn hoá.
Thích nghi văn hoá để phù hợp với khung cảnh lịch sử, xu thế hiện tại, lối sống, giá trị, chuẩn mực hành vi của thân chủ và nhóm thân chủ hiện tại là một bước tiếp cận mang tính khoa học.
Đơn cử, việc bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận, sợ,..) không phải là điều xa lạ với trẻ con các nước Phương Tây. Các em ấy được học từ bé và sẽ xem việc bộc lộ cảm xúc là bình thường trong cuộc sống nên việc quản lý cảm xúc là điều không khó. Trái lại, tại Phương Đông đứa bé trai có hành vi khóc khi có cảm xúc buồn thì được xem là không tốt nên khi lớn lên, các em rất dễ gọi sai cảm xúc, thậm chí là dồn nén cảm xúc, từ đó sẽ khó quản lý cảm xúc (không có cảm xúc để quản lý).
Vậy, nếu không có sự thích nghi văn hoá thì cơ sở khoa học về quản lý cảm xúc sẽ không thể áp dụng rập khuôn tại các nước Phương Đông.
Thấu hiểu và áp dụng thích nghi văn hoá tại Tâm lý Việt An
Hiện nay, trị liệu tâm lý vốn dĩ là thuật ngữ xa lạ và có phần né tránh trong cộng đồng. Việc tham gia vào nhóm trị liệu tâm lý nghe có vẻ còn đáng sợ hơn rất nhiều, nhưng các chuyên gia tâm lý chỉ ra nhiều lợi ích tương đồng như trị liệu cá nhân, thậm chí vượt trội ở một vài khía cạnh.
Trị liệu nhóm là việc điều trị các vấn đề tâm lý, trong đó hai hoặc nhiều thân chủ (thường là 15) tham gia tương tác với nhau trên cảm xúc và nhận thức dưới sự hướng dẫn chuyên môn của một hoặc nhiều chuyên gia tâm lý.
Cách tiếp cận có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, mục tiêu của trị liệu nhóm là tạo ra một môi trường mà tại đó những vấn đề và nỗi lo lắng của thân chủ có thể được chia sẻ trong bầu khí an toàn, tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau. Trị liệu nhóm còn giúp tăng cường lòng tự trọng, thấu hiểu bản thân hơn và cải thiện mối tương quan.
LỢI ÍCH CỦA TRỊ LIỆU NHÓM
Xây dựng hệ thống hỗ trợ, an toàn và nâng đỡ
Trị liệu nhóm cho phép thân chủ nhận được sự hỗ trợ và động viên tích cực từ các thành viên khác trong nhóm. Những thân chủ tham gia nhóm có thể nhận ra rằng người khác cũng đang trải qua cùng một vấn đề, điều này có thể giúp họ cảm thấy: mình không phải là người duy nhất bị mắc kẹt trong vấn đề đó, mình không đơn độc với nỗi đau đó. Điều này cần sự an toàn và bảo mật trong trị liệu nhóm.
Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm thường giúp bạn đưa ra các ý tưởng cụ thể để cải thiện một tình huống khó khăn hoặc thách thức cuộc sống của bạn, và giúp bạn xây dựng niềm tin mình có thể làm được từ câu chuyện của người khác.
‘Insight’ bên dưới các hành vi tương tác xã hội
Nhóm có thể được xem là mô hình nhỏ mang tính xã hội. Thông qua cách thân chủ tương tác và làm việc trong một nhóm, chuyên gia tâm lý có thể nhìn thấy một cách trực tiếp cách mỗi người phản ứng với người khác và hành vi trong các tình huống xảy ra trong nhóm. Phân tích các thông tin này, nhà trị liệu có thể đưa ra các phản hồi có giá trị cho từng thân chủ.
Tính đa dạng và phòng ngừa
Sự đa dạng là một lợi ích quan trọng khác của trị liệu nhóm. Mọi người có tính cách và lịch sử lớn lên khác nhau, khung cảnh sống khác nhau, và họ được nuôi dạy, được học và nhìn nhận tình huống theo cách khác nhau. Bằng cách nhìn nhận cách mọi nguồi đối mặt với vấn đề và thực hiện những thay đổi tích cực, bạn có thể khám phá thêm về bản thân và học cách phòng ngừa bằng cách đưa ra một loạt các ứng phó tích cực cho những lo ngại của riêng bạn.
THÍCH NGHI VĂN HOÁ VỚI HUẤN LUYỆN TÂM LÝ
Có rất nhiều cách tiếp cận và điều phối một nhóm trị liệu. Tại Việt An, huấn luyện tâm lý (Psychoeducation) được kết hợp để nhóm thân chủ nhận diện, hiểu và tiếp thu các đánh giá, phương pháp trị liệu một cách rõ ràng. Điều này giúp xoá tan cảm giác bị động, hoài nghi khi không nắm rõ phương pháp hướng dẫn của chuyên gia tâm lý (“chuyên gia dựa trên cơ sở khoa học nào để giúp mình ta?”)
Việc huấn luyện tâm lý còn giúp nhóm thân chủ tìm về thế chủ động, tập bước đi, sống với cuộc sống theo góc nhìn mới sau quá trình trị liệu.
“Chữa lành, đón nhận quá khứ” là hình thức trị liệu nhóm được thiết kế trên nền tảng khoa học có sự thích nghi văn hoá.
Tìm hiểu về “Chữa lành, đón nhận quá khứ” tại link sau: