hoangminhtonga
Trở về

Tin tức

Giai thoại "chị tôi" là phẩm chất cao quý hay nỗi đau xuyên thế hệ

Chữa lành

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Giai thoại "chị tôi" là phẩm chất cao quý hay nỗi đau xuyên thế hệ

warning

"Người con gái lưng ong có bao chàng thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em với mẹ già còn đau ới a
Chị chưa muốn lấy chồng..."
(Trích trong lời bài hát Chị tôi của nhạc sĩ Trần Tiến)

Anh chị nào đã từng học cùng cô Tố Nga, ắt sẽ đôi lần nghe chia sẻ về lý thuyết Cây phả hệ trong Tâm lý học hệ thống Gia đình. Dưới đây sẽ là một câu chuyện nếu chúng ta chỉ nhìn vấn đề bề mặt, thì ẩn bên dưới những phẩm chất tốt đẹp là những tổn thương rất sâu của quá khứ và xuyên thế hệ.

Ví dụ về gia đình có 7 người gồm bố mẹ và 5 người con, trong đó đứa con gái lớn là người chị cả. Có bố là người nghiện nặng. Theo Học thuyết hệ thống gia đình đề cấp đến sự cân bằng nội môi, để hệ thống này không vỡ, người vợ phải gánh luôn cả phần chồng để lo cho gia đình.

Về sau, vì sức yếu nên bà không thể bươn chãi một mình. Nên người con cả buộc phải ra đời sớm hơn, giúp mẹ, thay cha. Thoạt đầu, cô con gái chỉ giúp đỡ mẹ qua những việc nhỏ như: dọn dẹp nhà cửa, trông em, chăm bố. Năm tháng qua đi, người chị cả dần thay thế vai trò của cha trong việc quán xuyến nhà cửa, lo cho bốn đứa em ăn học và chăm sóc mẹ. Cô tảo tần làm tất cả mọi việc, chăm chỉ kiếm tiền, hy sinh vì gia đình và các em.

Chòm xóm thương cô, họ khen ngợi, thường bảo gia đình cô có phước. Cô từ vai của người cha dần sang vai trò của người mẹ. Cô luôn dành những gì tốt nhất cho gia đình. Có thịt cá, cô nhường cho bố mẹ, các em phần ngon nhất, thứ còn lại dành cho cô.

Giá trị độc lập, bảo bọc, hy sinh đã gắn liền với cô từ rất sớm. Giấc mơ lớn nhất của cô là các em vào đại học. Sau này lớn lên, những người em đỗ đạt, công việc tốt, gia đình trở nên khá hơn. Dù vậy, cô vẫn hay ăn phần còn lại của bữa ăn! Nếu lập gia đình, cô sẽ vô thức lựa chọn một người mà “người chị cả năm xưa” có thể được bộc lộ giá trị độc lập, bao dung, hy sinh nhiều nhất và khả năng cao có nét giống bố cô.

  • Trường hợp chồng cô là một người “nghiện” giống bố, sự độc lập, hy sinh, chịu đựng một lần nữa trỗi dậy bảo vệ cô trước mối tương quan này. Cuộc hôn nhân này như là vòng lặp giống với mẹ cô.

  • Trường hợp chồng cô là một người biết lo toan, cô vẫn vô thức hành xử trong vai của người chị tảo tần rất nhiều năm. Khả năng cao, cô bày tỏ sự lo lắng, chăm sóc vượt ngưỡng cần thiết của người chồng. Cô vô thức biến mình thành “mẹ của anh ấy”. Dù trong trường hợp nào đi nữa mà đứa con đầu lòng của cô lại là bé gái, thì sao... Đâu đó mình có thể “tiên đoán” được về tương lai của “Chị tôi” (tất nhiên sẽ còn rất nhiều yếu tố lâm sàng cần được mổ sẻ và nghiên cứu). Một là “chị vẫn chưa lấy chồng” như nhạc sĩ Trần Tiến có viết, hai là “chị sẽ sống y như vòng lặp của mẹ chị”, ba là “chị đóng vai mẹ của chồng chị”.

Vậy căn tính “chị tôi” được hình thành ra sao?

Nếu xét về góc cạnh của nỗi đau quá khứ, đó là cơ chế phòng vệ để sống sót qua giai đoạn ấu thơ bằng cách trở thành một cô gái ngoan, giỏi giang, gánh vác gia đình và đồng hoá căn tính "chị tôi" vào mình.

Giai đoạn khủng hoảng bản dạng và hình thành căn tính là giai đoạn từ 12 đến 18 tuổi theo nhà tâm lý học Erik Erikson, nếu giải quyết các khủng hoảng ở các giai đoạn trước không thành công, thì căn tính "chị tôi" sẽ trở thành bản sắc của người đó và theo họ đến suốt đời, một cách vô thức. Sau này, dù tình thế đã thay đổi, người "chị tôi" này sẽ vẫn cung cúc, hy sinh, lo toan mọi người để đảm bảo mình sống đúng với căn tính của mình.

Để thoát khỏi căn tính "chị tôi" đã không còn phù hợp trong khung cảnh hiện tại, chị ấy cần ý thức được, chuyển hóa và thay đổi chính bên trong mình và "lời nguyền xuyên thế hệ" có thể dần được giải trừ. Tâm lý trị liệu can thiệp và giúp được phần nhận diện này bằng cách đi về lại quá khứ, nhận diện vô thức...

Qua ví dụ trên Việt An lại muốn mang đến thông điệp, nếu người chị sống đón nhận, lấy hy sinh làm giá trị trân quý của cuộc đời thì là điều tuyệt vời. Để hiểu được điều đó, chúng mình nên dành giờ suy ngẫm, mình có hạnh phúc thật sự, có thảnh thơi, có tự do, có trọn vẹn hay mình đang sống ngượng ngùng vì một điều gì đó biết là sẽ mất đi.

Tự nhiên thương người chị trong bài hát của Nhạc sĩ Trần Tiến đến lạ lùng.

Kết nối với chúng tôi